Con người Việt Nam">
Con người Việt Nam

Đất nước Việt Nam nằm ở phía Đông Nam Châu Á. Nơi giao thoa của các nền văn hoá đa dạng, tạo nên bản sắc rất riêng biệt. Với dân số trên 90 triệu người, quốc gia Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em sống đoàn kết  yêu thương đùm bọc nhau, cùng nhau phát triển giữ gìn bản sắc riêng của mỗi dân tộc. 

Đặc điểm con người Việt Nam

Là một đất nước thuần nông, Việt Nam nói chung cũng như người Việt Nam nói riêng mang vẻ đẹp bình dị, chất phác, hiền lành. Hình ảnh những người nông dân “Chân lấm tay bùn” bên con trâu, ruộng lúa đã trở thành hình ảnh biểu tượng, là quê hương của những người con xa xứ mỗi khi nhớ về.

Ảnh miễn phí của Trâu nước

Là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm 54 dân tộc anh em. Đất nước Việt Nam với các dân tộc như Kinh, Ba Na, H’Mông, Thái, Khơ me, Chăm….sống hoà đồng, gắn bó, đoàn kết trên dải đất hình chữ S.  Mỗi dân tộc đều mang bản sắc đặc điểm riêng biệt. Với ý thức bảo tồn những giá trị truyền thống của dân tộc mình nên Việt Nam có bản sắc văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc.

Ảnh miễn phí của Văn hóa

Trang phục dân tộc người H’Mông

Ảnh miễn phí của Cô gái

Nụ cười cô gái dân tộc Tày

Ảnh miễn phí của Chợ

Những em bé vùng cao mang gùi hoa cải vàng

Người Việt Nam rất thông minh, hiếu học: điều này đã được các dân tộc khác thừa nhận bản chất “thông minh vốn sẵn tính trời” với một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Nhờ vậy, Việt Nam có nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giới trong các lĩnh vực khoa học. Người Việt Nam xuất phát từ nông thôn, những vùng quê nghèo họ khát khao được đổi đời, khát vọng vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Họ biết rằng con đường duy nhất thoát khỏi hoàn cảnh nghèo khổ là con đường học tập, dùi mài kinh sử. Từ xa xưa, hình ảnh những sĩ tử học hành ngày đêm, lều chõng đi thi mong muốn đỗ đạt ra làm quan mang danh về cho dòng họ, quê hương đã trở thành những giá trị tốt đẹp được truyền lại cho con cháu đời sau. Giờ đây, tinh thần hiếu học ấy vẫn được các thành viên lớn tuổi trong nhà như cha mẹ ông bà răn dạy con cháu như kim chỉ nam dẫn đường cho thế hệ trẻ tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện trở thành những trụ cột của đất nước. 

Người Việt Nam có lối cư xử, khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo. Họ không cứng nhắc, nguyên tắc, rõ ràng mà có thể dễ dàng châm chước, bất kì tình huống nào xảy ra đều tìm được những cách giải quyết thấu tình đạt lý. Cái lý luôn bên cạnh cái tình.

Với tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng cao  trong tư tưởng của người dân Việt để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách. Đất nước Việt Nam với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như nhiều thiên tai, bão lũ, hạn hán. Điều kiện xã hội còn nghèo, tỉ lệ dân số đói nghèo cao. Nhưng với tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách”, “đồng cam cộng khổ”, người Việt Nam với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, họ chung tay góp sức chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần, chia sẻ gánh nặng cùng với đất nước trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Cùng với đó, đất nước Việt Nam là một đất nước chịu hậu quả nặng nề chiến tranh. Trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, các đế quốc thực dân xâm lược, quân và dân ta vẫn đoàn kết một lòng, quyết tâm xóa sạch bóng quân thù, mang lại hoà bình ấm no đối với toàn dân. 

Trên cơ sở đó, có thể nhận ra rằng dân tộc Việt Nam là dân tộc có tinh thần yêu nước sâu sắc. 

Mặc dù là một đất nước nhỏ bé, phải đương đầu với các cuộc chiến tranh chống xâm lăng của những nước lớn mạnh hơn gấp nhiều lần. Nhưng dân tộc Việt Nam có những chiến thắng vẻ vang cả trong chiều dài lịch sử chống xâm lược của đất nước như: Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đánh đổ ách đô hộ nhà Minh, phá tan quân Thanh, và các cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc, bành trướng. Chỉ có tinh thần yêu nước và ý chí quật cường, sẵn sàng hi sinh cho đất nước với có thể làm nên một Việt Nam như hôm nay.

Người Việt Nam chất phác, hiền lành, có lối sống đơn giản, nhẹ nhàng, bình dị. Từ những góc phố và lối sống sinh hoạt đều toát lên sự gần gũi, thân thiện, không ồn ào mà rất đỗi thân quen. Họ cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ.  Lối sống tiết kiệm góp phần ổn định đời sống kinh tế gia đình, xã hội trong điều kiện đất nước còn khó khăn, rèn luyện cách sống biết quý trọng sức lao động, chống lối sống xa hoa, lãng phí.

Từ những gánh hàng rong trên phố, những người đàn ông vất vả mưu sinh, những người đàn ông vạm vỡ ra khơi kéo lưới. Tất cả tạo nên bức tranh Việt Nam mang vẻ đẹp dung dị. Dù vất vả với cuộc sống, người Việt Nam luôn lạc quan yêu đời, trên môi luôn nở nụ cười vui vẻ. Đó là điểm thu hút rất lớn trong mắt khách du lịch nước ngoài.

Ảnh miễn phí của Đàn bà

 

Ảnh miễn phí của Việt nam

Người phụ nữ Việt Nam với Gánh hàng rong bán bánh mì

Ảnh miễn phí của Việt nam

Một góc phố nhỏ ở Thủ đô Hà Nội

 

Ảnh miễn phí của Ngư dân

 

Ảnh miễn phí của Làng chài

Những thanh niên trai tráng tham gia kéo lưới 

Ảnh miễn phí của Giỏ wicker

        Phụ nữ Việt Nam với nghề đan lát thủ công truyền thống

Người Việt Nam nhân ái, vị tha và rộng lượng. Với quan niệm: “ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” đã tạo nên những con người Việt Nam có tấm lòng rộng mở, họ luôn dành cho người khác một con đường lui, một cơ hội để làm lại, để quay về, để hợp tác. Chính vì lẽ đó, trong thời đại hội nhập và phát triển, Việt Nam gác lại quá khứ sẵn sàng bắt tay với các nước lớn trên thế giới, những đất nước trước đây trực tiếp xâm lược, chiếm đóng nước ta làm cho dân ta chịu bao gian truân khổ đau và mất mát. 

 

Đặc biệt, Hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam tạo nên dấu ấn đặc biệt đối với bạn bè năm châu. Phụ  nữ Việt Nam hiền lành, chịu khó, đoan trang, thuỳ mị, dịu dàng. Thời chiến cũng như thời bình, người phụ nữ luôn gánh trên vai những nghĩa vụ to lớn, giỏi việc nước đảm việc nhà. Hình ảnh phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay mang vẻ đẹp giản dị, phúc hậu, nền nã nhưng cũng vô cùng hiên ngang bất khuất như Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, hình ảnh người mẹ đào hầm, chèo thuyền chở bộ đội như mẹ Suốt, nữ anh hùng Võ Thị Sáu, đã đi vào những áng văn thơ bất hủ của giới văn nghệ sĩ. Trở thành hình tượng bất diệt chiều dài phát triển của đất nước.  Bên cạnh đó, phụ nữ Việt Nam trong tà Áo dài truyền thống của dân tộc, càng tôn lên vẻ đẹp vượt thời gian.

https://i.pinimg.com/564x/f6/e2/08/f6e208ea5e2826596fb4f087f3319319.jpg

Phụ nữ Việt Nam với phong tục nhuộm răng đen

https://i.pinimg.com/564x/ae/05/26/ae05269f6836fa2320981716cccc16b6.jpg

Hoàng hậu Nam Phương mang vẻ đẹp thuần Á Đông trong tà Áo dài của dân tộc

 

Ảnh miễn phí của Người lớn

Phụ nữ Việt Nam hiện đại.

 Phụ nữ Việt là tấm gương của sự hi sinh, nhẫn nhìn, sẵn sàng vượt qua mọi gian khó trong cuộc sống vì chồng vì con. Ngày này, hình ảnh phụ nữ Việt nam hướng đến hình ảnh hiện đại, năng động. Có rất nhiều người trở thành những vị lãnh đạo cấp cao của đất nước, là những doanh nhân thành đạt, xông pha thương trường, và tình nguyện đi đến những nơi khó khăn vì nhiệm vụ cao cả của đất nước giao phó.

Ảnh miễn phí của Portrait

Cô gái dân tộc Việt Nam địu con đi làm nương rẫy

Ảnh miễn phí của Dài

Phụ nữ chèo thuyền chở khách du lịch ở Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh


 

  Tuy nhiên, bên cạnh những tính cách mang tính ưu điểm vượt trội, con người Việt Nam cũng mang những hạn chế ngay từ những ưu điểm của mình như:

Tính cộng đồng được đề cao quá mức: Tính cộng đồng dẫn tới tính cục bộ, kéo bè kéo cánh, đây cũng là hạn chế khiến người Việt rất khó hội nhập được với nền kinh tế toàn cầu.

Tình trạng níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình “ nước lụt thì lụt cả đàn”. Thói ghen ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn mình, tài năng và thành đạt hơn mình nên có tư tưởng vùi dập, hạ bệ người khác. Do đó, người Việt Nam khó làm việc nhóm, không có tinh thần tập thể, ai cũng cố gắng đưa ra ý kiến của mình và bảo thủ với quan điểm cá nhân mà khó tiếp thu ý kiến của người khác. 

Người Việt Nam hiếu học, ham học với mục đích đỗ đạt, nhưng hạn chế của tính cách đó là hiếu danh, trọng danh, phải có bằng được bằng cấp, danh hảo để mở mày mở mặt với dòng họ, làng xóm láng giềng nên họ có thể mua bán bằng cấp. 

Việt Nam là một đất nước thuần nông nghiệp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp theo thời vụ, thời gian nông nhàn trong năm, tự mình làm việc không ai bắt ép hay quản lí nên có thể du di về thời gian, đi sớm đi muộn là do mình, tạo nên tác phong đủng đỉnh, không vội vàng, chậm chạp, lề mề, khoan thai, không tiếc thời gian “đi đâu mà vội mà vàng” Tâm thế đó trở thành một trở ngại lớn khi người Việt khi hội nhập quốc tế, khi mà các nước tư bản và cường quốc lớn trên thế giới tận dụng những phút từng giây để lao động và sản xuất.

Tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm của từng cá  nhân, tạo nên lối suy nghĩ làm việc theo nếp xưa cũ, bảo thủ, hướng về quá khứ, không có sự sáng tạo, đột phá trong cách làm việc vì bị coi là “ngựa non háu đá”. Họ mang tư tưởng không cộng nhân tài năng và tư duy của lớp trẻ. 

Do ảnh hưởng của văn hóa coi trọng tinh thần, coi thường vật nên người Việt cũng hình thành thói hư danh, ảo tưởng, sĩ diện, trọng danh hão. Người Việt thường giấu nghèo, giấu dốt, giấu khổ “Tốt danh hơn lành áo”; “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”;  “Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Họ ngại mày mò, tìm hiểu và khám phá điều mới lạ, vì sợ bị cười chê, sợ bị người khác coi thường.

Việt Nam là một đất nước có thiên nhiên vô cùng ưu đãi với nhiều sản vật từ thiên nhiên. Do đó, một bộ phận người Việt có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào thiên nhiên, họ “ Trông Trời, trông đất, trông mây”, họ coi thành công hay thất bại là do yếu tố may rủi  nên khi thất bại thì dẫn đến tâm lý chán nản, đổ lỗi mà thiếu đi cách nhìn nhận sự việc.

Thói quen “ăn xổi ở thì”, “nước đến chân mới nhảy” nên trong trạng thái bị động và không có tích luỹ bền chặt. Qua đó, làm tổn hại đến môi trường sống do khai thác thiên nhiên vô tội vạ, dẫn đến cạn kiệt, suy thoái, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết vốn có của thiên nhiên, ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về tính cách, con người Việt Nam cũng có những tính cách còn tồn tại cần được sửa đổi cả về tư duy lẫn hành động để bắt kịp với xu thế hội nhập của thế giới. Một Việt Nam thân thiện, hoà bình, an toàn, dễ mến cần được xây dựng và quảng bá và khai thác triệt để nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế, du dịch. Đất nước trở nên giàu mạnh và phát triển bền vững, nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, cần đầu tư hơn nữa về giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức và đổi mới tư duy, suy nghĩ của từng con người, cá nhân trong xã hội để đất nước trở nên năng động hơn, từ đó có thể vươn cao vươn xa trên trường quốc tế.

You Might Also Like

03 Comments

Leave A Comment

Don’t worry ! Your email address will not be published. Required fields are marked (*).

Get Newsletter

Advertisement

Voting Poll (Checkbox)

Voting Poll (Radio)

Readers Opinion