Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ
-
Lịch sử xây dựng Thành nhà Hồ.
Vào những năm 1398, nhà Trần xảy ra những khủng hoảng trong triều tộc cũng như đất nước lâm cảnh rối ren, Hồ Quý Ly, lúc đấy là tể tướng đương triều đã bành trướng quyền lực. Ông truất ngôi và giết chết vua Trần, đưa hoàng đế trẻ tuổi lên làm vua. Nhưng rồi chính ông đã phế bỏ vua Trần nhỏ tuổi và đứng lên thành lập một triều đại mới.
Thành nhà Hồ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397. Là bức thành bằng đá, có quy mô lớn nhất ở nước ta, với nhiều tên gọi khác nhau như: Tây Đô, Tây Giai, An Tôn, Tây Kinh…thành nằm trên địa phận huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa do Hồ Quý Ly cho xây dựng, để dời từ Thăng Long về đây. Sau khi thành xây xong, Hồ Quý Ly buộc vua Trần Thuận Tông dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy đến năm 1407, triều đại này Triều đại này bị nhà Minh của Trung Quốc xâm lược chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Các cấu trúc khác như các cung điện, La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại.
Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kỹ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững. Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam. Với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
-
Vị trí địa lý Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ được xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà Nội 140km. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nước Việt Nam. Nó nằm theo các nguyên tắc phong thủy trong một cảnh quan danh lam thắng cảnh tuyệt vời giữa sông Mã và sông Bưởi.
Lối vào phía Bắc Thành nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thành cổ đã trở thành Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2011.
-
Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới khi nào?
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ là di sản văn hoá thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí:
Thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố.
Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
Khu di tích được công nhận có diện tích 155,5ha, gồm 3 công trình kiến trúc là Thành Nội (142,2ha), Đàn Nam Giao (4,3ha) và một phần La Thành (9ha).
-
Cấu trúc bao quát Thành nhà Hồ
Pháo đài của nhà Hồ là một hình vuông dài khoảng 870m về phía bắc nam và khoảng 880m về phía đông tây, xung quanh có hào.
Thành nhà Hồ là kinh thành duy nhất có tường thành bằng đá lớn ở Việt Nam.
Quần thể di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao nằm phía ngoài thành. Trong đó, Hoàng thành là công trình đồ sộ nhất đồng thời nguyên vẹn nhất còn lại cho đến nay. 4 bức tường thành biểu tượng của Thành Nhà Hồ vẫn giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng Nam, Bắc, Đông, Tây.
Đây là một công trình độc nhất vô nhị. Nó có hình vuông. Có chiều dài 870,5 mét từ Bắc xuống Nam và dài 883,5 mét từ Đông sang Tây. Có bốn cổng thành, được đặt ở phía Đông Nam, Tây Bắc và bốn mặt của thành phố.
Thành nội, La thành ngoại thành và Đàn Nam Giao có diện tích 155,5 ha, bao quanh là vùng đệm rộng 5078,5 ha
Thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2mx một mx0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu.
Thành Nội hiện nay chỉ còn lại một số di tích, hiện vật như: nền, tường thành và bốn cổng thành, khuôn viên cổng phía Nam, đôi rồng đá với những nét chạm khắc tinh xảo, con đường lát đá hoa Nha Nhai, bi đá, đạn đá, đồ gốm, cổ vật có giá trị đặc trưng của văn hóa thời Trần - Hồ. Hào Thành có dấu vết ở ba phía bắc, đông và nam của kinh thành.
Trước kia, bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,... không thua gì kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài hơn 6 thế kỷ với nhiều sự tác động chủ quan và khách quan đã khiến cho hầu hết các công trình kiến trúc này bị phá hủy hoàn toàn.
Các cửa thành đều được mở ở chính giữa tường thành và đều được xây theo kiểu vòm cuốn, với một kỹ thuật tương đối giống nhau: bên dưới đặt những khối đá lớn làm nền, các khối đá chữ nhật phía bên trên tạo thành thân cửa, phần vòm cửa hình bán viên được chế tác bằng các khối đá hình thang hơi cong và được lắp đặt với độ chính xác cao tạo nên nét đặc sắc của tòa thành. Trong bốn cửa, cửa Nam được xây dựng lớn nhất, mở ra ba vòm trong khi các cửa còn lại chỉ có một vòm.
Cửa phía Nam (còn gọi là cửa Tiền) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Tường thành cao trung bình 5-6m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.
Hệ thống đường: Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai(đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5km hướng về đàn tế Nam Giao(nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402
Cổng Bắc: Cửa phía Bắc có chiều dài 21,34m, độ cao hiện còn 8,10m, dày 13,55m tạo một vòm cuốn cao 5,42m, rộng 5,80m, trên nóc vòm cuốn được lát đá tạo thành một mặt bằng rộng 12,70m, dài 20m;
Cổng Đông: Cửa phía Đông có chiều dài 23,30m, dày 13,40m, rộng 5,80m, vòm cuốn chiều cao còn lại 6,80m, nơi đây các phiến đá trên nóc cửa và hai bên cánh bị vỡ nhiều nhưng vẫn còn nhận rõ dấu vết hèm cửa
Cổng Tây: Cửa phía Tây dài 19,30m, dày 13,40m, rộng 5,70m, vòm cuốn cao 6,16m.
Hiện vật và trang trí kiến trúc: Tác phẩm điêu khắc rồng đá này là hiện vật duy nhất còn sót lại trong tường thành nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Đôi rồng được đặt trong thành với đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc thời nhà Hồ trên con rồng bằng đá được chạm khắc rất tỉ mỉ, trau chuốt. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, vây lưng nhỏ, đều. Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bờm dài lượn chín nếp.
Các ao, hồ cổ trong Hoàng Thành
Đạn đá ở bảo tàng trưng bày hiện vật
Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.
Dấu vết của La Thành được tìm thấy tại làng Bèo (xã Vĩnh Long) với chiều dài 2.051,9m, cao khoảng 5m, tiết diện hình thang 9,2m, đáy thành 37m và đã được khoanh vùng bảo vệ. .
La thành là vòng thành ngoài cùng của thành Nhà Hồ, được xây dựng để che chắn cho Thành nội (Hoàng thành) và nơi sinh sống của cư dân trong thành. La thành dài khoảng 10km, được xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên. Nhà Hồ đã dựng La thành bằng cách cho đắp đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi Đốn Sơn (xã Vĩnh Thành), Hắc Khuyển (xã Vĩnh Long), Xuân Đài, Trác Phong, Tiến Sĩ (xã Vĩnh Ninh), Kim Ngọ (xã Vĩnh Tiến), Kim Ngưu, Tượng Sơn (xã Vĩnh Quang) với hai con sông là sông Bưởi và sông Mã.
La thành nhà Hồ
Tường thành:
Tường thành và bốn cổng chính đều được làm bằng đá phiến xanh hình vuông được chạm khắc tinh xảo, kích thước trung bình của mỗi viên gạch tường thành là 2 mét × 1 mét × 0,70 mét. Các đường nối ở các mối nối chặt chẽ, mỗi viên đá dài 1,5m, có viên dài 6m, nặng khoảng 24 tấn..
Tường thành được cấu tạo gồm ba lớp gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một kỹ thuật khá đặc biệt: lớp ngoài được xây dựng bằng các khối đá vuông thành sắc cạnh được đẽo gọt công phu và hơi thu nhỏ về phía trên theo kiểu “thượng thu, hạ thách”, lắp ghép chồng khít vào nhau theo phương thẳng đứng bằng một kỹ thuật khéo léo, đặc biệt thể hiện rõ ở các điểm bắt góc của thành; lớp giữa là phần lõi tường, được đắp bằng đá mồ côi gồm các khối đá rời tự nhiên, được chèn ốp bên trong dựa vào thế đá bên ngoài; lớp trong là lũy đất có độ dốc thoải dần vào trong, được đắp bằng đất sét trộn cát sỏi, nện kỹ và cứ khoảng 60 - 70cm lại có một lớp cát mỏng trộn với sỏi. Ba lớp liên kết tạo nên một tường thành có mặt thành cho đến nay còn rộng chừng 4 - 5m, thoải dần vào bên trong. Các bức tường của thành cao từ 5 đến 6 mét và được xây dựng bằng cách xếp những viên đá cắt sau khi đắp đất.
Tổng cộng 20.000 mét vuông đá và 100.000 mét vuông đất đã được sử dụng ở Thành nhà Hồ. Điểm đặc biệt của nó là những khối đá khổng lồ nặng hàng chục tấn được xếp chồng lên nhau từng lớp mà không sử dụng chất kết dính, đứng vững suốt sáu trăm năm. Trải qua thời gian và mưa gió, bức tường thành của nhà Hồ vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Những khối đá lớn và đất tạo thành thành lũy kiên cố
Đàn tế Nam Giao, hay còn gọi là đàn Nam Giao là một công trình kiến trúc cung đình quan trọng, được xây dựng năm 1402 ở phía Tây Nam núi Đốn Sơn, nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách thành Nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Đông Nam. Đàn Nam Giao có diện tích 43.000m². Mặt bằng hiện tại còn lộ rõ 5 nền đất với 5 bậc cấp. Từ nền đàn cao nhất xuống nền đàn thấp nhất chênh lệch nhau là 7,80m. Đàn Nam Giao là nơi tế trời, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài ra, đây còn là nơi tế linh vị của các hoàng đế, các vì sao và nhiều vị thần khác. Tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính cung đình. Lễ tế Nam Giao đầu tiên của triều Hồ được tổ chức cùng năm xây dựng.
Đàn Nam Giao
Giếng Vua có cấu trúc hình vuông, được kè bằng đá tạo thành bậc thu dần từ ngoài vào lòng, tính từ trên xuống có 9 thành bậc. Lòng giếng hình tròn và mặt cắt hình phễu. Tính từ thành bậc trên cùng đến đáy giếng có chiều sâu 5,6m. Cấu trúc của giếng cũng là sự diễn giải biểu trưng đất - trời của đàn tế Nam Giao
Giếng Vua, Nam Giao - Thành Nhà Hồ
Tại thành Nhà Hồ, ngoài việc đắp đàn Nam Giao và cử hành lễ tế năm Nhâm Ngọ (1402), vương triều Nhà Hồ đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử như: lập đàn Xã Tắc năm Đinh Sửu (1397), tổ chức hai kỳ thi thái học sinh vào năm Canh Thìn (1400) và Ất Dậu (1405). Ngoài ra, thời kỳ này còn gắn liền với những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ Nôm, phát hành tiền giấy.
Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa.
Học sinh đạp xe qua Cửa Bắc di tích Thành nhà Hồ.
Cuộc sống người dân xã Vĩnh Long gắn liền với di tích lịch sử Thành nhà Hồ
Một phần của bức tường phía bắc Thành nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thành cổ đã trở thành Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2011.
Bức tường thành Phía Bắc thành nhà Hồ
Bức tường phía Tây của Thành
Những Giá trị to lớn của Thành nhà Hồ để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại.
Thành nhà Hồ là công trình tiêu biểu của kiến trúc của Việt Nam, chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử kiến trúc và quy hoạch đô thị của Việt Nam cùng với kỹ thuật xây dựng của khu vực Đông Nam Á và Đông Á.
Công trình phản ánh kỳ tích của con người, tài năng tổ chức, điều hành của công trình sư và lao động sáng tạo của các lớp dân phu, thợ thủ công các nghề làm đá, nung gạch ngói, xây dựng và trang trí ở Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, Thành nhà Hồ là niềm tự hào của dân tộc ta về một công trình kiến trúc vĩ đại do tài năng sáng tạo, sức lao động tuyệt vời và cả sự hy sinh xương máu to lớn của tổ tiên ta xây dựng nên để bảo vệ Tổ quốc trước bạo lực bành trướng của kẻ thù phương Bắc
Các di tích còn sót lại như Cung điện, đền thờ, đường phố và nghệ thuật trang trí, chạm khắc đá, làng cổ, núi non hùng vĩ, sông hồ và các cảnh quan khác là được bảo tồn tương đối đầy đủ, phản ánh rõ nét một giai đoạn lịch sử của văn hóa, văn minh Việt Nam. Nơi đây được đánh giá là hiện tượng xây dựng tường thành “lừng lẫy, chưa từng có” trong khu vực và Việt Nam
Thể hiện hùng hồn văn hóa của người Việt, xứng đáng được toàn thể loài người trên thế giới thời đại ngày nay ngưỡng mộ, kính phục để cùng ra sức bảo tồn nó với tư cách một di sản thế giới.
https://m.aseantraveller.net/tin-tuc/463_thanh-nha-ho-di-san-van-hoa-the-gioi.html
03 Comments
Karla Gleichauf
12 May 2017 at 05:28 pm
On the other hand, we denounce with righteous indignation and dislike men who are so beguiled and demoralized by the charms of pleasure of the moment
M Shyamalan
12 May 2017 at 05:28 pm
On the other hand, we denounce with righteous indignation and dislike men who are so beguiled and demoralized by the charms of pleasure of the moment
Liz Montano
12 May 2017 at 05:28 pm
On the other hand, we denounce with righteous indignation and dislike men who are so beguiled and demoralized by the charms of pleasure of the moment